ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH BÌNH DƯƠNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———— ——————————————
Số :¬¬¬¬177/2004/QĐ-UB Bình Dương, ngày 22 tháng 12 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN
Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải Bình Dương đến năm 2020
————
ỦY BAN NHÂN DÂN
– Căn cứ luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ngày 26/11/2003;
– Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và Nghị định số 2/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng;
– Căn cứ quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng bộ Xây dựng ban hành qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
– Căn cứ thông tư 109/2000/TT.BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành định mức thu phí thẩm định đầu tư xây dựng;
– Căn cứ thông tư 09/2000/TT.BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình;
– Căn cứ Thông báo số 442/TB/TU của Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Bình Dương kết luận về nội dung “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020”;
– Xét đề nghị tại tờ trình số 1333 ngày 23/11/2004 của Sở Giao thông Vận tải Bình Dương.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Bình Dương đến năm 2020. Với các nội dung sau:
I- GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:
1- Mạng lưới đường Quốc gia:
1.1- Quốc lộ 1A:
– Đoạn từ cầu Đồng Nai – Trạm II (Ngã 3 Thủ Đức): 8 làn xe.
– Đoạn Ngã 3 Thủ Đức – An Sương: 8-10 làn xe.
1.2- Quốc lộ 1K:
– Nền đường rộng B nền = 21m.
– Mặt đường bêtông nhựa 06 làn xe.
1.3- Quốc lộ 13: 6 làn xe.
Các nút giao khác mức: Cầu Oâng Bố, Ngã 4 Bình Hòa, Ngã 4 Hòa Lân, Giao Vành đai 4, Ngã 4 Lê Hồng Phong, Ngã 4 Chơ Bưng Cầu, Ngã 4 Sở Sao, Điểm đầu đường tránh Thị trấn Mỹ Phước, Điểm cuối đường tránh Thị trấn Mỹ Phước.
1.4- Quốc lộ N2 (Đường Hồ Chí Minh kéo dài): Đạt tiêu chuẩn cấp III.
1.5- Vành đai 3 TP.HCM (Dĩ An – Bình Chánh): 4-6 làn xe.
1.6- Vành đai 4 TP.HCM (Biên Hòa-Thủ Dầu Một-Bến Lức): 4-6 làn xe.
1.7- Vành đai khu vực ĐBKTTĐPN (Vành đai 5): 4-6 làn xe.
1.8- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Mỹ Phước:
Qui mô 4-6 làn xe (có thể đi trên cao), hướng tuyến cơ bản bám theo Đại lộ Bình Dương hiện hữu.
2- Mạng lưới đường tỉnh:
2.1- ĐT.741: 6 làn xe.
2.2- ĐT.742: 4 làn xe.
2.3- ĐT.743:
+ ĐT.743a: 4 làn xe.
+ ĐT.743b: 4-6 làn xe.
+ ĐT.743c: 4 làn xe.
2.4- ĐT.744:
– TX.Thủ Dầu Một – Thị trấn Dầu Tiếng: 4 làn xe.
– Ngã 3 Kiểm Lâm – Ngã 3 Minh Hòa: cấp III đồng bằng.
2.5- ĐT.745: Theo yêu cầu của qui hoạch đô thị.
2.6- ĐT.746:
– Ngã 3 Bình Qưới – Thị trấn Uyên Hưng: mặt đường bêtông nhựa 10,5m.
– Thị trấn Uyên Hưng – Hiếu Liêm – Hội Nghĩa: cấp III đồng bằng.
2.7- ĐT.747:
+ ĐT.747a:
– Cầu Oâng Tiếp – cầu Rạch Tre – dốc Bà Nghĩa: 4 làn xe.
– Dốc Bà Nghĩa – Ngã 3 Cổng Xanh: 6 làn xe.
+ ĐT.747b:
– Ngã 3 Tân Ba – Miếu Oâng Cù (Bình Chuẩn): 4 làn xe.
– Miếu Oâng Cù – ranh xã Hội Nghĩa (giao ĐT.747a): 6 làn xe.
2.8- ĐT.748 (HL.16 cũ): cấp III ĐB.
2.9- ĐT.749:
+ ĐT.749a (ĐT.A cũ): cấp III ĐB.
+ ĐT.749b (ĐT.751 cũ): cấp III ĐB.
2.10- ĐT.750 (ĐT.B cũ): cấp III ĐB.
Đoạn đi qua TT.Dầu Tiếng thuộc về đường đô thị.
2.11- Mở mới tuyến Định Hòa – An Phú – Tân Vạn : 6 – 8 làn xe.
2.12- Mở mới tuyến Hội Nghĩa – An Tây : 6 – 8 làn xe.
2.13- Mở mới tuyến đê bao ven sông Sài Gòn: Qui mô dự kiến: mặt BT nhựa 10,5m, lộ giới 16m (bằng qui mô đường Bạch Đằng hiện hữu).
3- Mạng lưới đường huyện : Qui mô từng tuyến theo báo cáo qui hoạch.
3.1- Thị xã Thủ Dầu Một: Qui hoạch 34 tuyến do Thị xã trực tiếp quản lý với tổng chiều dài khoảng 97km: cải tạo-nâng cấp 28 tuyến, mở mới 06 tuyến. Không kể các tuyến nằm trong Khu liên hợp CN-DV-ĐT.
3.2- Huyện Thuận An: Qui hoạch 28 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 64km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 20 tuyến với tổng chiều dài khoảng 56km.
– Mở mới hoàn toàn 08 tuyến với tổng chiều dài khoảng 8,3km.
3.3- Huyện Dĩ An: Qui hoạch 48 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 83km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 43 tuyến với tổng chiều dài khoảng 66km.
– Mở mới hoàn toàn 05 tuyến với tổng chiều dài khoảng 16km.
3.4- Huyện Bến Cát: Qui hoạch 17 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 135km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 11 tuyến với tổng chiều dài khoảng 100km.
– Mở mới hoàn toàn 06 tuyến với tổng chiều dài khoảng 27km.
3.5- Huyện Tân Uyên: Qui hoạch 34 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 242km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 19 tuyến với tổng chiều dài khoảng 113km.
– Mở mới hoàn toàn 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng 129km.
3.6- Huyện Dầu Tiếng: Qui hoạch 18 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 165km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 07 tuyến với tổng chiều dài khoảng 74km.
– Mở mới hoàn toàn 11 tuyến với tổng chiều dài khoảng 91km.
3.7- Huyện Phú Giáo: Qui hoạch 22 tuyến đường trục chính do huyện quản lý với tổng số khoảng 208km, trong đó:
– Cải tạo-nâng cấp-nối dài 14 tuyến với tổng chiều dài khoảng 162km.
– Mở mới hoàn toàn 08 tuyến với tổng chiều dài khoảng 46km.
4- Phát triển hệ thống bến bãi :
4.1- Hệ thống bến xe khách:
+ Thị xã Thủ Dầu Một:
– 01 bến xe buýt (hiện hữu).
– 01 bến xe liên tỉnh (phía Nam QL.13 giáp ranh Thuận An).
+ Huyện Thuận An: 01 bến xe Lái Thiêu (Đông Bắc QL.13 tại Góc Ngã 4 QL.13 và ĐT.743c).
+ Huyện Dĩ An:
– 01 bến xe Tây Dĩ An (Ngã 3 Đông Tân – Bắc ĐT.743a).
– 01 bến xe Đông Dĩ An (Đông Bắc Ngã 4 Tr.H.Đạo và Tua Gò Mả).
+ Huyện Bến Cát: Chuyển bến xe TT.Mỹ Phước ra khu vực phía Nam gần Quốc lộ 13 (giao đường vòng tránh).
+ Huyện Tân Uyên:
– Mở rộng bến xe Uyên Hưng hiện có (tại góc ĐT.747a và ĐT.746).
– 01 bến xe Thái Hòa (góc Tây Bắc ĐT.747a và ĐT.747b).
+ Huyện Dầu Tiếng: 01 bến xe Dầu Tiếng (Nam TT.Dầu Tiếng, phía Đông ĐT.744).
+ Huyện Phú Giáo: Mở rộng bến xe Phước Vĩnh hiện có.
4.2- Hệ thống bãi đậu xe tải:
– 01 bãi đậu xe tại khu vực xã Bình Hòa (nằm ở góc phía Đông Bắc Ngã 4 QL.13 và đường Lái Thiêu-Dĩ An).
– 01 bãi đậu xe thuộc xã Bình An (góc Ngã 3 ĐT.743a và QL.1A).
– Cảng khô ICD: Đặt tại xã Bình Hòa – huyện Thuận An (góc Ngã 4 ĐT.743b và ĐT.743c).
– 01 bãi đậu xe tải ở ngoại vi phía Nam TX.Thủ Dầu Một (Bắc QL.13 giáp ranh Thuận An).
5- Phát triển vận tải hành khách công cộng:
5.1- Từ nay đến năm 2010 tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Sau năm 2020 kết hợp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và bánh sắt trên tuyến đường sắt Xuyên Á và đường sắt Quốc gia. Mục tiêu đến năm 2020 phát triển vận tải hành khách công cộng đạt khoảng 30%.
5.2- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nghiên cứu phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt nội ô Thành phố Thủ Dầu Một. Khi các khu công nghiệp mới và các khu đô thị mới phát triển sẽ mở thêm các tuyến xe buýt nối kết các khu công nghiệp – các khu đô thị mới.
II- GIAO THÔNG THỦY LIÊN TỈNH:
1- Tuyến sông Sài Gòn:
1.1- Cải tạo luồng tuyến:
– Nạo vét đoạn thượng lưu để giảm độ dốc, đảm bảo độ sâu mùa khô.
– Nâng cao tĩnh không cầu Bình Lợi, cầu Phú Long.
– Hiện đại hóa hệ thống thông tin báo hiệu đường thủy.
1.2- Phát triển hệ thống cảng:
– Cảng Bà Lụa (20ha): Nâng cấp và đầu tư chiều sâu, đảm bảo năng lực thông qua khoảng 1,5-2,0 triệuT/năm.
– Xây dựng mới cảng An Tây (15ha), năng lực 0,5 triệu tấn/năm.
– Kết hợp bến, kè dọc tuyến để thu hút khách du lịch.
2-Tuyến sông Đồng Nai:
2.1- Cải tạo luồng tuyến:
– Nạo vét, phá đá ngầm để giảm độ dốc, đảm bảo độ sâu mùa khô.
– Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường thủy.
– Kết hợp bến, kè dọc tuyến để thu hút khách du lịch.
2.2- Phát triển hệ thống cảng:
– Cảng tổng hợp Bình Dương: Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo giao thông đi/đến cảng thuận lợi.
– Xây dựng mới cảng Thạnh Phước (15ha), năng lực 0,5 triệu tấn/năm.
– Xây dựng mới cảng Thường Tân (15ha), năng lực 0,5 triệu tấn/năm.
III- GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT:
1- Thực hiện theo Qui hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2- Theo Qui hoạch tổng thể giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận (HOUTRANS): sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn (bánh sắt) từ trung tâm TP.HCM – TP.Biên Hoà qua huyện Dĩ An (Bình Dương), phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.
Điều 2 : Giao Sở Giao thông Vận tải (sở chuyên ngành) :
– Xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trình Uûy ban nhân dân tỉnh bao gồm :
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển từng công trình theo từng năm.
+ Lập dự án khả thi từng công trình theo kế hoạch trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và tiến hành thiết kế kỹ thuật – thi công.
+ Chuẩn bị đủ vốn cho từng công trình khi có quyết định thi công.
+ Tổ chức thi công và giám sát đảm bảo chất lượng công trình.
+ Tổ chức khai thác và bảo quản thường xuyên.
– Kết hợp với các sở-ngành liên quan, phổ biến rộng rãi để mọi người, mọi ngành cùng có những dự định riêng phù hợp với Qui hoạch, từ đó làm cho quy hoạch giao thông vận tải sát với thực tế và mang tính khả thi cao hơn.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Uûy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sờ Tài chính, Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư, Giám đốc sở Giao thông vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Ban quản lý dự án Giao thông cùng Thủ trưởng các Ban, Ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
– Như điều 3 CHỦ TỊCH
– Lưu VP Đã ký : Nguyễn Hoàng Sơn